XÀ ĐƠN: PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA - GAI CỘT SỐNG


Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là căn bệnh khá phổ biến, thường gặp trong độ tuổi từ 30-60, nhất là ở những người lao động bê vác nặng nhọc hoặc dân văn phòng ngồi nhiều, ít vận động. Người bệnh bị đau từ thắt lưng lan xuống mông, xuống chân khiến mọi hoạt động đi lại, đứng, ngồi trở nên hết sức khó khăn. Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.
Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhấc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.
Dây thần kinh tọa (còn gọi là dây thần kinh ngồi) là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, được các rễ thần kinh của vùng thắt lưng hợp thành, chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống tận ngón chân. Đau thần kinh tọa phần lớn do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra, thường kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ... Tuy nhiên, còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như lồi đĩa đệm hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọa...
Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, chúng tôi có thể tư vấn chuẩn xác cho các bạn về thoát vị đĩa đệm và các liệu pháp điều trị bảo tồn. Hãy click vào đây để tìm hiểu thêm.
đau thần kinh tọa
Cột sống là một trục chống đỡ của cơ thể, giúp ta có thể cúi, ngửa hoặc vặn mình, do vậy cột sống cần phải uốn cong được một cách linh hoạt. Vì lẽ đó, cột sống có cấu tạo gồm nhiều đốt sống xếp chồng lên nhau. Giữa các đốt sống là các đĩa đệm có chức năng như một chiếc giảm xóc cho cột sống và giúp cho cột sống mềm dẻo dễ uốn. Ðĩa đệm có hình cái đĩa, bên ngoài là một bao xơ dày và chắc, trong ruột là chất nhầy, gần giống như lòng trắng trứng gọi là nhân nhầy. Khi đĩa đệm bị chấn thương, chủ yếu là do 2 đốt sống (ở bên trên và bên dưới) ép mạnh (khi bê vác nặng, khi ngã ngồi...), đĩa đệm có thể bị lồi về một phía (lồi đĩa đệm) hoặc rách bao xơ. Khi bao xơ bị rách, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài, tạo thành một khối gọi là khối thoát vị. Đó là hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Nếu đĩa đệm bị lồi hoặc khối thoát vị đè vào rễ thần kinh sẽ gây ra các hiện tượng như đau, tê, yếu liệt... Khi thoát vị ở vùng thắt lưng, các rễ tạo thành dây thần kinh tọa bị chèn ép và gây ra đau thần kinh tọa. Còn khi thoát vị nằm ở vùng cổ thì có thể gây đau cổ, vai, hoặc gây ra đau, tê, yếu liệt tay chân. Nếu thoát vị ở vùng ngực, chứng đau thần kinh liên sườn là triệu chứng có thể gặp. Các đĩa đệm ở vùng cổ và vùng thắt lưng hay bị thoát vị nhất.
đau thần kinh tọa

Gai cột sống là gì?

Khi khối thoát vị lồi ra, sẽ kéo theo màng xương cạnh nó và lâu ngày xương sẽ mọc ra theo, tạo thành những vành xương mà trên phim X-quang ta nhìn thấy giống như những chiếc gai nên gọi là "gai" cột sống. Nếu khối thoát vị gây đau tê hay yếu liệt, khi đi khám bệnh, các bác sĩ sẽ giải quyết nó trước khi "gai" hình thành. Còn khi các khối thoát vị không gây ra triệu chứng gì (thường thì do chúng không chèn ép vào dây thần kinh) thì mới có đủ thời gian để tạo ra những cái "gai".
Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động
gai cột sống
Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc phẫu thuật để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Kết hợp với các biện pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn hàng ngày. Cần tránh những môn bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao giúp giảm sức nặng của cơ thể lên các đốt sống bị bệnh như bơi lội, xà đơn.
Bệnh nhân cần phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.
Phẫu thuật được đặt ra khi gai cột sống chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn vào các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ mổ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

Tại sao các nhân nhầy lại có thể thoát ra ngoài bao xơ đĩa đệm và trở thành khối thoát vị?

thoát vị đĩa đệm
Thông thường, đó là do thoái hóa cột sống gây nên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống:
- Sự lão hóa: Đây là nguyên nhân chủ yếu và phổ biến nhất. Bao xơ của đĩa đệm bị lão hóa trở nên giòn chứ không còn dai và chắc nữa, do vậy rất dễ bị nứt làm nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài (gây thoát vị đĩa đệm). Nguyên nhân này làm thoái hóa cột sống xuất hiện muộn, thường gặp ở người trên 60 tuổi, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi.
- Yếu tố cơ giới: là yếu tố thúc đẩy sự thoái hóa nhanh, thể hiện ở sự gia tăng lực nén một cách không bình thường lên một diện tích của mặt đĩa đệm cột sống, là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa cột sống thứ phát, bao gồm:
Ngồi quá nhiều, ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài (ngồi cong lưng, ngồi chúi người về trước, ưỡn người ra sau, ngồi vẹo người, ngồi lệch..) ; Cột sống ít được vận động làm máu kém lưu thông, giảm thẩm thấu chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng sụn và đĩa đệm.
+ Thường xuyên bê vác các vật nặng không đúng cách
+ Các dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống, làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống.
+ Các biến dạng sau chấn thương, tai nạn, viêm, u làm thay đổi hình thái, tương quan của cột sống.
+ Sự tăng áp lực lên cột sống do tăng cân quá mức (béo phì)
- Các yếu tố khác:
+ Di truyền: cơ địa già sớm.
+ Nội tiết: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương, tác dụng phụ của các loại thuốc
+ Chuyển hóa: bệnh Goutte.
+ Chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng
Chính vì các lý do này mà thoái hóa cột sống trở thành căn bệnh thường gặp của xã hội, số người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Tỷ lệ thoái hóa cột sống ở nam và nữ là gần như nhau, độ tuổi bị thoái hóa ngày càng "trẻ hóa" (thậm chí mới 13-14 tuổi). Diễn biến của bệnh thường từ từ và dễ bị bỏ qua do người bệnh chủ quan. Khi để bệnh nặng mới điều trị thì đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
Ngoài ra, thoái hóa cột sống còn có thể làm các bộ phận khác của cột sống trở nên sần sùi, phình to ra và chèn vào các rễ thần kinh, giống như các khối thoát vị của đĩa đệm, hoặc chèn vào những bộ phận khác của cột sống gây đau lưng, đau thần kinh tọa.
Như vậy, thoái hóa cột sống là yếu tố chính gây ra thoát vị đĩa đệm, từ đó sinh ra đau thần kinh tọa và "gai" cột sống. Thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa. Còn nếu thoát vị đĩa đệm ở cổ thì bạn thường được chẩn đoán "hội chứng cổ - vai - tay" hoặc điều gì đó tương tự.
thoái hóa đĩa đệm

Tác dụng của xà đơn trong phòng ngừa thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, gai cột sống:

Suốt cuộc đời người, cột sống phải gánh đỡ sức nặng của cơ thể và của các vật dụng khác khi mang, bê, vác trong các sinh hoạt hàng ngày – kết hợp với các ảnh hưởng từ môi trường sống, chế độ ăn uống, tư thế làm việc, vận động - theo thời gian dần bị yếu đi, độ vững chắc và sự linh hoạt giảm dần, tính đàn hồi kém, cột sống và các thành phần của nó (các đĩa đệm, các lớp sụn, dây chằng...) dần dần bị thoái hóa. Tập xà đơn giúp kéo giãn toàn bộ cột sống một cách tự nhiên, do vậy có các tác dụng hạn chế các tác động cơ giới quá mức lên cột sống, góp phần quan trọng trong ngăn ngừa thoái hóa cột sống, từ đó ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, gai cột sống.... Cụ thể:
  1. Làm giảm sự chèn ép của các đốt sống lên đĩa đệm giúp đĩa đệm khỏe mạnh, giảm thiểu việc mài mòn các bao xơ đĩa đệm. Tập xà đơn hàng ngày là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa...về lâu về dài.
  2. Giảm áp lực đè nặng lên bề mặt sụn khớp, tăng cường sự vận động của các khớp xương, tạo điều kiện cho khí huyết lưu thông bổ sung các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng các tế bào xương và sụn, giúp xương và sụn khỏe mạnh, tăng khả năng tái tạo, phục hồi.
  3. Rèn luyện cơ bụng và cơ lưng chắc khỏe để gánh đỡ sức nặng cơ thể cho cột sống
Những tác dụng này của xà đơn là hoàn toàn thực tiễn và khoa học, do vậy những người đã và đang đọc bài viết này có thể chia sẻ giải pháp "tập xà đơn" cho bạn bè, người thân của mình để họ biết cách giữ gìn sức khỏe, phòng chống các bệnh cột sống (thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, gai cột sống...) một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn hãy nói với họ: "Đừng để mất bò mới lo làm chuồng. Mỗi ngày chỉ mất vài phút tập xà đơn để có cột sống khỏe mạnh suốt đời. Còn hơn một ngày nào đó lỡ rủi ro mắc bệnh cột sống thì vừa đau đớn vừa tốn kém vừa mất đi khả năng lao động. Vài phút vận động trên xà còn giúp bạn đốt cháy một phần năng lượng, góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh do lười vận động gây ra (nhất là dân văn phòng)"
Hãy hướng dẫn họ (bạn bè, người thân của bạn) tập động tác sau. Tuy rất đơn giản, nhưng tác dụng rất lớn: toàn bộ cột sống, từ vùng cổ, vai xuống tận dưới thắt lưng đều được luyện tập theo đúng nghĩa, dần dần sẽ trở nên khỏe mạnh và dẻo dai. Các đốt sống được kéo giãn- sức nặng cơ thể không còn chèn ép lên các đĩa đệm và các sụn khớp nữa, khí huyết được lưu thông đầy đủ - giúp bạn phòng tránh thoái hóa cột sống hữu hiệu. Các cơ lưng được rèn luyện sẽ trở nên săn chắc, từ đó hỗ trợ rất tốt cho cột sống trong việc nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể:
phòng thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa
Một động tác khác chống mỏi lưng hàng ngày. Họ sẽ thấy những đốt sống lưng kêu lên răng rắc rất sảng khoái (lưu ý: đây là động tác thích hợp với người bình thường phòng ngừa thoái hóa cột sống. Người bị bệnh cột sống không được tập động tác này)
tập xà đơn phòng và chữa thoái hóa cột sống
Nếu họ bảo rằng: "Tôi đi làm suốt, làm gì có thời gian tập xà". Bạn hãy chia sẻ với họ như sau: "Không như những môn thể dục khác, tập xà đơn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Bởi khi tập xà đơn, không ai có thể đu lâu trên xà quá 5 phút. Chỉ đu một lúc - bạn sẽ cảm thấy mỏi tay hoặc đau bàn tay không thể chịu được - cũng phải buông xà. Tuy vậy, mọi tác dụng bổ ích của môn này vẫn được phát huy đầy đủ trong vài phút ngắn ngủi đó. Vì thế, xà đơn là môn thể thao giúp bạn tiết kiệm được thời gian - có thể "tranh thủ" tập được bất cứ lúc nào. Nếu bạn đặt xà đơn ở nhà - vào buổi sáng, chỉ cần một hai phút sau khi ngủ dậy hoặc trước khi đi làm. Khi tan sở về, cũng chỉ cần đu đưa vài phút trước khi ăn tối để rèn luyện cột sống và tăng cường vận động. Nếu bạn đặt xà đơn ở cơ quan, thì vài phút nghỉ giải lao cũng quá đủ để cho bạn tập. Như vậy, nếu bạn là người có ý thức rèn luyện thân thể lại nhưng quá bận bịu không có thời gian, thì nên lựa chọn những môn thể thao có tính "chớp nhoáng" như xà đơn.
Khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi, họ có thể đặt xà đơn xếp Khánh Trình gần bàn làm việc (ở nhà hay ở cơ quan) hoặc trong phòng ngủ của mình. Khi xong việc hoặc lúc giải lao, hay mỗi sớm mai thức dậy, họ có thể đu ngay để kéo giãn các đốt sống, chống đau mỏi lưng mà không cần phải đi xa. Sau khi luyện tập, cũng chỉ mất có 8 giây để xếp gọn và để dựa vào tường (để đỡ chật nhà). Thật là tiện lợi !

tập xà đơn phòng ngừa đau thần kinh tọa

Tác dụng của xà đơn trong điều trị đau thần kinh tọa, gai cột sống do thoát vị đĩa đệm:

Như chúng tôi đã đề cập ở bên trên, nguyên nhân chủ yếu của đau thần kinh tọa hay gai cột sống thắt lưng là do thoát vị đĩa đệm. Cũng có người bị lồi đĩa đệm khiến phần đĩa đệm bị lồi chạm vào dây thần kinh tọa gây đau, tê lan từ lưng xuống mông, chân. Lồi đĩa đệm khác thoát vị đĩa đệm ở chỗ: thoát vị đĩa đệm là bao xơ đĩa đệm đã rách, nhân nhầy bị thoát ra ngoài - còn lồi đĩa đệm là đĩa đệm nhô ra ngoài phạm vi của nó hơn mức bình thường nhưng bao xơ đĩa đệm chưa bị rách. Lồi đĩa đệm nhẹ hơn thoát vị đĩa đệm, có khả năng chữa khỏi được bằng những phương pháp điều trị thông thường (tác động cột sống, đi bơi, đu xà đơn...). Ngược lại, thoát vị đĩa đệm chưa thể chữa "khỏi" được trong điều kiện y học hiện nay - người ta chưa có biện pháp hữu hiệu để "vá" bao xơ đã bị rách. Vì bao xơ đã bị rách nên không giữ được nhân nhầy bên trong. Kể cả khi đã phẫu thuật cắt bỏ phần nhân nhầy bị "tràn" ra hay tác động cột sống để nhân nhầy "quay trở lại" vị trí cũ của nó, nhưng nếu người bệnh chủ quan (nghĩ rằng "khỏi hẳn" rồi) không biết giữ gìn, kiêng cữ thì bệnh sẽ tái phát trở lại, thậm chí nặng hơn. Do vậy, điều trị thoát vị đĩa đệm là cả một quá trình "lâu dài, gian khổ" - người bệnh phải xác định sống chung với nó, chấp nhận nó, kiên trì giữ gìn và luyện tập để bệnh đỡ dần và không tái phát trở lại.
Điều trị thoát vị đĩa đệm chia làm hai phương thức chủ yếu: Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật - chiếm đến 90% ca thoát vị đĩa đệm) và phẫu thuật. Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng, khi khối thoát vị quá lớn chèn ép nặng vào tủy sống hoặc rễ thần kinh khiến bệnh nhân có thể bị liệt hoàn toàn - khi ấy bắt buộc phải phẫu thuật để cấp cứu bệnh nhân. Còn những trường hợp "thoát vị nhẹ", "thoát vị vừa", các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bảo tồn, không bao giờ chỉ định phẫu thuật, vì phẫu thuật "động dao động kéo" ẩn chứa rất nhiều rủi ro và biến chứng trong khi mổ và sau khi mổ.
Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, chúng tôi có thể tư vấn chuẩn xác cho các bạn về thoát vị đĩa đệm và các liệu pháp điều trị bảo tồn. Hãy click vào đây để tìm hiểu thêm.
Điều trị bảo tồn là một chặng đường rất lâu dài, gắn liền với bệnh nhân từ khi bị thoát vị đĩa đệm cho đến mãi về sau. Khi mới bị bệnh, bệnh nhân phải "chữa trị". Khi đã hết đau, bệnh nhân phải "phòng tránh tái phát". Trong cả hai giai đoạn của phương thức điều trị bảo tồn (giai đoạn "chữa trị" và giai đoạn "phòng tái phát"), liệu pháp đu người trên xà đơn để kéo giãn cột sống đều rất cần thiết và phát huy hiệu quả một cách rõ rệt:
+ Trong giai đoạn "chữa trị": Đối với bệnh nhân mới bị thoát vị đĩa đệm, hoặc bị thoát vị đĩa đệm một thời gian nhưng ở mức độ nhẹ và vừa, hoặc bị lồi đĩa đệm, treo xà giúp kéo giãn cột sống, từ đó nới lỏng sự chèn ép của các đốt sống lên đĩa đệm bị thoát vị (hoặc bị lồi). Nhân nhầy của đĩa đệm có dạng gel, dẻo như keo, khi bị chèn ép thì nó thoát ra ngoài (thoát vị) hoặc làm đĩa đệm phình ra (lồi đĩa đệm) - nhưng khi không còn bị chèn nữa thì nó tự thu lại vào vị trí cũ. Chính vì vậy, treo xà (hay kéo giãn cột sống) sẽ giúp nhân nhầy bị "hút" lại vào trong bao xơ, từ đó không còn chèn ép lên dây thần kinh hoặc tủy sống nữa, người bệnh sẽ hết triệu chứng đau, tê. Có những người bị lồi đĩa đệm, chỉ cần tập xà đơn thường xuyên mà khỏi hẳn.
+ Trong giai đoạn "phòng tái phát": Treo xà đơn hàng ngày có tác dụng tập cơ lưng và cơ bụng chắc khỏe, từ đó hỗ trợ cột sống rất nhiều trong việc nâng đỡ cơ thể, giảm áp lực đè lên đĩa đệm. Mỗi lần treo xà đơn là một lần nới lỏng sự chèn ép lên đĩa đệm, giúp giữ nhân nhầy ở vị trí bình thường của nó, không bị phình ra hay thoát khỏi bao xơ. Nhiều người đặt xà đơn cạnh nơi làm việc hoặc gần giường ngủ để tiện cho việc tập luyện hàng ngày. Khi làm việc, họ ngồi khoảng 1 tiếng lại đứng dậy tập xà đơn (treo người tự nhiên trên xà, 4-5 lần, mỗi lần 15 giây). Trước khi đi ngủ, họ lại treo xà, sau đó lên giường nằm ngay để giữ nguyên tình trạng cột sống được kéo giãn, rồi chìm vào giấc ngủ.
Người bệnh lúc nào cũng phải ý thức rằng mình "không phải khỏi hẳn" để chăm chỉ luyện tập, giữ gìn sức khỏe, bảo vệ cột sống. Mặt khác, vì xà đơn là công cụ tập luyện vô cùng cần thiết trong phương thức điều trị bảo tồn, lại gắn liền với người bệnh cả đời, nên mỗi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm/đau thần kinh tọa cần trang bị cho mình một chiếc xà đơn an toàn, chất lượng - không nên xem nhẹ.
Cụ thể hơn nữa, tập xà đơn mang lại các tác dụng sau:
a) Tác dụng cơ học:
- Làm giãn cơ tích cực: trong bệnh lý đau cột sống, sự kích thích rễ thần kinh và đau làm cơ co cứng phản xạ, sự co cứng cơ tác động trở lại làm cho đau càng trầm trọng hơn. Kéo giãn cột sống bằng xà đơn trước tiên sẽ tác động lực lên cơ gây giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt vòng xoáy bệnh lý đau.
- Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang đốt được giãn rộng, làm áp lực nội đĩa đệm giảm, và dẫn đến hệ quả là:
+ Làm tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp nhân nhầy và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm do đó làm giảm quá trình thoái hóa của đĩa đệm.
+ Có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị nếu khối thoát vị chưa bị xơ hóa.
- Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống: trong thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm do chiều cao không gian đốt giảm làm di lệch diện khớp đốt sống. Sự di lệch này tuy nhỏ nhưng nó sẽ thúc đẩy quá trính thoái hóa và kích thích gây đau tăng lên. Kéo giãn cột sống làm điều chỉnh di lệch, tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống.
- Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống: do làm tăng kích thước lỗ tiếp hợp, giảm thể tích khối thoát vị… từ đó làm giảm kích thích rễ và giảm đau.
b) Tác dụng điều trị:
- Giảm đau: do làm giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ.
- Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị rạn nứt nhẹ tái tạo lại
- Các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân tập xà đơn để trị liệu kết hợp với phẫu thuật hay uống thuốc nhằm hạn chế tác động xấu của các đốt sống lên sụn khớp hoặc đĩa đệm đang điều trị
- Sau khi phẫu thuật hay dùng thuốc, tập xà đơn hàng ngày giúp đĩa đệm hồi phục tốt và tránh tái phát bệnh trở lại (thậm chí nặng hơn)
tập xà đơn điều trị đau thần kinh tọa

Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa (do thoát vị), xà đơn xếp Khánh Trình phát huy tác dụng tuyệt vời nhờ các ưu điểm sau:

+ Có thể đặt tại bất cứ chỗ nào thuận tiện để tập mà không cần phải chôn cố định. Tập xong có thể xếp lại nên không chiếm diện tích. Sau khi tập có thể nằm nghỉ ngơi ngay, không cần phải đi lại xa, do vậy giữ nguyên được tình trạng kéo giãn của cột sống, tăng hiệu quả điều trị
+ Có thể điều chỉnh được độ cao cho phù hợp với chiều cao của người tập, do vậy người tập có thể chọn cho mình một độ cao an toàn và thoải mái nhất (có thể thẳng toàn bộ người không cần phải co chân, không cần phải nhảy lên quá cao, không cần phải bắc ghế cao gây nguy hiểm)
+ Không có tác dụng phụ như các loại thuốc
+ Rất vững vàng, chắc chắn. Không bao giờ sợ ngã
+ Tính kinh tế cao. Về lâu về dài, rẻ hơn rất nhiều so với đi bơi, kéo giãn cột sống bằng những phương pháp khác. Chẳng hạn: Giá bán mỗi bộ xà đơn 1 tầng KT1.1518 của chúng tôi hiện tại là 1.500.000 đồng/bộ. Nếu bảo quản tốt (chủ yếu để trong nhà, không dầm mưa dãi nắng) ước tính độ bền của sản phẩm là 60 năm. Như vậy, một ngày bạn chỉ mất : 1.500.000đồng / (60năm x 365ngày) = 68 (đồng/1 ngày). Quá rẻ, còn rẻ hơn gọi điện thoại trong mấy giây.
+ Người bệnh chủ động được thời gian tập: mùa đông, mùa hè, đêm khuya...
Chú ý: Không tập xà đơn trong trường hợp bị giãn dây chằng thắt lưng

Xà đơn xếp Khánh Trình là sản phẩm chất lượng cao, hợp chuẩn hợp quy, được các bệnh viện và phòng khám xương khớp tin dùng. Dưới đây là video quay tại Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai:
  
(Để xem được video, quý khách hàng vui lòng sử dụng trình duyệt Firefox hoặc Chrome)

Nhiều khách hàng thường hỏi chúng tôi trên thị trường có bán các loại xà đơn gắn cửa/gắn tường, vì sao chúng tôi không cung cấp? Nhiều bạn bè cũng bảo chúng tôi hiện nay xà đơn gắn cửa bán nhiều như vậy, vừa tiện vừa rẻ, làm sao chúng tôi có thể cạnh tranh được? Chúng tôi đã giải đáp với họ rằng: Xà đơn xếp Khánh Trình có những thế mạnh riêng mà các loại xà đơn gắn cửa/gắn tường không so bì được:
Thứ nhất, xà đơn gắn cửa/gắn tường được bán nhan nhản ở mọi nơi, đủ loại chất lượng "thượng vàng hạ cám", nhưng 99% là hàng Trung Quốc. Nếu chỉ nhìn sơ qua ban đầu, bạn sẽ không thể nào biết được đâu là hàng tốt, đâu là hàng "dỏm" vì hàng Trung Quốc có hình thức bề ngoài rất "long lanh". Trong số đó, có những loại chất lượng rất kém và giá nhập vào siêu rẻ: thanh xà mỏng rất dễ bị cong oằn, cao su hút chân không ở hai đầu nhanh bị khô cứng (làm giảm độ hút bám bề mặt), bước ren tiện thủ công dễ bị trờn, nước mạ Crome nhanh bị ô xi hóa làm xà gỉ sét...ẩn chứa nhiều rủi ro cho người tập - đặc biệt là "đang đu thì rơi xuống". Người tiêu dùng sẽ không biết căn cứ vào đâu để mà lựa chọn cho mình loại xà đơn chất lượng - hoàn toàn phụ thuộc vào "may rủi" và đạo đức kinh doanh của người bán. Tuy nhiên, đa phần người bán có "bản chất con buôn", thấy rẻ thì nhập, thấy lợi thì làm, thấy người muốn mua thì ra sức ca ngợi hàng hóa của mình - ngay cả bản thân họ cũng không phân biệt được đâu là hàng "dỏm" và cũng không phải là người sử dụng sản phẩm hàng ngày để mà kiểm chứng.
Ngược lại, khi đến với xà đơn xếp Khánh Trình, người tiêu dùng không còn phó mặc cho sự may rủi nữa mà họ được đảm bảo về mọi mặt: sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, bảo hành 3 năm, hàng Việt Nam xịn 100% tiêu chuẩn xuất khẩu. Công ty có tên tuổi (thương hiệu), 5 năm kinh nghiệm, uy tín, địa chỉ rõ ràng, chính sách minh bạch, chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về sản phẩm.
Nếu là một người tiêu dùng thông thái, bạn sẽ chọn ai?? Bạn mua xà đơn để điều trị bệnh lâu dài, sản phẩm sẽ gắn với sức khỏe của bạn cả đời, bạn có nên xem nhẹ?? Mua một lần - sử dụng an toàn trên 60 năm (xà đơn xếp Khánh Trình) hay "đang dùng an toàn được một thời gian, bất ngờ một ngày xảy ra sự cố" (xà đơn Trung Quốc)??
Thứ hai, xà đơn gắn cửa/gắn tường của Trung Quốc tuy có thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi, nhưng lại phụ thuộc hoàn toàn vào khung cửa. Điều này dẫn đến một số bất cập sau:
Nếu không khoan bắt vít vào thành cửa, thanh xà Trung Quốc rất dễ bị rơi, vì hút chân không chưa đủ để thắng trọng lượng của người. Để an toàn hơn, người dùng phải khoan và bắt vít vào thành cửa. Điều đó nghĩa là xà đơn Trung Quốc về bản chất vẫn là xà đơn kiểu "cố định", không thay đổi được độ cao linh hoạt như xà đơn xếp Khánh Trình
Nếu bạn là người cao lớn, nhưng trong nhà không có khung cửa nào cao trên tầm với của bạn, làm sao bạn có thể sử dụng xà đơn gắn cửa/gắn tường của Trung Quốc để chữa thoát vị đĩa đệm/đau thần kinh tọa được? Tập xà đơn để chữa các bệnh cột sống bắt buộc phải thả lỏng toàn bộ cơ thể, toàn thân duỗi thẳng, không được co chân - vì co chân làm căng cơ lưng và chùn cột sống có thể làm bệnh thêm trầm trọng. Rõ ràng, đây là một nhược điểm lớn của xà đơn gắn cửa Trung Quốc so với xà đơn xếp Khánh Trình.
Theo phong thủy Phương Đông, cửa nhà là nơi đón các luồng khí và ánh sáng - kích thước lọt sáng (hay kích thước thông thủy) của cửa ảnh hưởng quan trọng đến việc tiếp nhận các luồng khí tốt và khí xấu vào nhà. Chính vì vậy trong kiến trúc và xây dựng người ta thường sử dụng thước Lỗ Ban để làm cửa theo các cung tốt nhằm đón các luồng khí mát lành giúp gia đình khỏe mạnh, vượng tài, phát lộc. Ở các gia đình quyền quý hay kinh doanh, họ rất coi trọng việc này và kiêng kỵ các tác động vào cửa nhà - ấy vậy nhưng đa số người dân vẫn không biết hoặc không xem trọng. Xà đơn gắn cửa như một thanh ngang chắn ở cửa ra vào, do vậy có thể phá hỏng cung tốt của cửa và chia cửa ra làm hai cung xấu (hoặc một cung tốt và một cung xấu). Điều này vô tình ảnh hưởng tiêu cực tới vận khí nói chung của căn nhà, có thể khiến gia chủ làm ăn thất bát, sức khỏe không tốt, hoặc hay cãi cọ, bất đồng, gặp nhiều rủi ro...
xà đơn gắn cửa ảnh hưởng xấu đến phong thủy trong nhà
Chúng tôi biết được điều này cũng là nhờ một khách hàng nữ (đã cao tuổi) tiết lộ. Cô kể rằng, cô bị đau lưng, và có mua 1 chiếc xà đơn gắn cửa để tập hàng ngày. Tuy vậy cửa phòng của cô hơi thấp (vì cô cao khoảng 1m65) nên cô lắp nhờ chiếc xà đơn ấy ở cửa phòng của cậu con trai - vốn là giám đốc của một công ty. Hằng ngày, khi anh ấy đi làm thì cô lại sang phòng của cậu con trai để tập. Một thời gian sau người con trai làm ăn thua lỗ, bết bát, vợ chồng lại hay cãi cọ lục đục, gia đình gặp nhiều xui xẻo mới đi tìm thầy phong thủy để nhờ hóa giải. Ông thầy phong thủy đã đến nhà xem, phát hiện ra thanh kim loại chắn ngang cửa phòng của vị giám đốc là nguyên nhân chính làm hỏng vận khí lưu thông trong nhà. Người con từ đó không cho mẹ tập thanh xà ấy nữa, bắt mẹ dỡ xuống, và chở mẹ đi mua xà đơn xếp Khánh Trình để cho bà tập. Khi chúng tôi đến lắp xà đơn cho bà, vì vui miệng nên bà đem chuyện nhà ra kể, từ đó chúng tôi cũng biết thêm được những kiến thức mới về phong thủy, Lỗ Ban. Chúng tôi đã lên mạng tìm hiểu thêm, và được biết các kích thước xấu/tốt theo Lỗ Ban đã có từ lâu đời, nhưng không phải người dân nào cũng biết để mà vận dụng...
Rõ ràng, nếu áp dụng theo thuyết phong thủy, thì xà đơn xếp Khánh Trình đã ăn đứt xà đơn gắn cửa Trung Quốc về phạm vi áp dụng, vì xà đơn Khánh Trình đặt được ở bất cứ chỗ nào để tập mà không làm tổn hại đến vận khí trong nhà: không cần khoan cửa, không làm thay đổi cung tốt của cửa...
Đó là chưa kể đến việc ở một số gia đình, cửa ra vào là nơi gió thổi lồng lộng, vô cùng hút gió. Người bệnh treo xà ở những nơi lộng gió thì không tốt cho sức khỏe nói chung (dễ bị trúng gió) và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng.

BÀI TẬP ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, CHỮA ĐAU THẦN KINH TỌA (DO THOÁT VỊ)

Nơi đặt xà đơn: đặt chỗ thoáng mát về mùa hè, ấm và kín gió về mùa đông. Chiều cao của xà điều chỉnh sao cho phù hợp với chiều cao của người tập. Cách lấy độ cao của xà như sau: người tập đứng thẳng, đầu ngón tay giữa chạm vào xà, đó là tầm đúng của xà. Dưới chỗ đứng của người tập, đặt hai bục gỗ nhỏ (hoặc hai viên gạch) hai bên chân với chiều cao khoảng 5-7 cm (hai bục gỗ/viên gạch này cách nhau khoảng 60 cm)
kéo giãn cột sống bằng xà đơn: điều trị đau thần kinh tọa
Sau khi khởi động, hít thở thư giãn, người tập bước hai chân lên bục/viên gạch, hai tay mở rộng bằng vai nắm lấy xà, buông lỏng toàn thân, tư thế thoải mái, hai chân thả vào khoảng không. Lúc này cột sống được kéo dãn và điều chỉnh hoàn toàn bằng chính trọng lượng cơ thể. Đu lên, bước xuống, nghỉ tập cũng phải tuân thủ nguyên tắc đặt hai chân trở lại bục (hai viên gạch) rồi mới buông tay xuống. Mỗi ngày tập tối thiểu hai lần lúc sáng ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Mỗi lần treo năm lượt, mỗi lượt treo 15 giây (15 giây với một lượt treo là đủ). Tập kiên trì trong suốt quá trình điều trị đau (theo liệu pháp của bác sỹ) và sau điều trị. Lưu ý khi lên/ xuống xà không được nhảy, không đánh lăng, co, kéo người khi tập, sẽ khiến bệnh nặng thêm. Qua kinh nghiệm theo dõi điều trị thấy phương pháp này rất tốt vì giãn cơ hoàn toàn tự nhiên, tự điều chỉnh sinh lý cột sống, phục hồi vị trí nhân nhầy trong đĩa đệm, tăng cường độ bền vững các dây chằng thắt lưng, các gân cơ ở rãnh cột sống. Hơn nữa, xà đơn thì đơn giản, hợp túi tiền và rất an toàn. Khi treo người đầu ngón chân cái cách mặt đất 5cm nên lỡ có tuột tay thì người bệnh cũng tiếp đất rất nhanh.
Share on Google Plus

About Sách Hay

    Blogger Comment
    Facebook Comment

2 comments:

  1. Thank you very much for writing such an interesting article on this topic.This has really made me think and I hope to read more. du học Nhật

    ReplyDelete
  2. IECS là công ty chuyên tư vấn du học Đức, đặc biệt du học nghề Đức ngành điều dưỡng tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. IECS là trung tâm du học nghề Đức uy tín và tốt nhất Việt Nam. Xem thêm tại luatphapduc để biết thêm nha

    ReplyDelete